1. Nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản:
- Nghề lưới kéo (trừ lưới kéo moi/ruốc), phạm vi: Vùng ven bờ; vùng nội địa
- Nghề lồng xếp (lờ dây, bát quái, dớn, lừ), phạm vi: Vùng ven bờ; vùng nội địa
- Nghề kết hợp ánh sáng (trừ nghề câu tay mực), phạm vi: Vùng ven bờ;
- Các nghề: đáy; xăm; chấn; xiệp; xịch; te, xẻo kết hợp với tàu có gắn động cơ, , phạm vi: Vùng ven bờ; vùng nội địa
- Nghề cào đáy bằng khung sắt có kết hợp với tàu, máy kéo, bơm thổi (gồm cào lươn, cào ốc (nhuyễn thể), banh lông), phạm vi: Vùng lộng, vùng ven bờ; vùng nội địa
2. Quy định kích thước mắt lưới tối thiểu tại bộ phận tập trung thủy sản đối với ngư cụ khai thác nguồn lợi thủy sản ở vùng nội địa:
- Lưới vây: kích thước mắt lưới quy định (2a (mm)): 18
- Đăng, nò, sáo: kích thước mắt lưới quy định (2a (mm)): 18
- Lưới rê (lưới bén hoặc tên gọi khác tùy theo vùng miền): kích thước mắt lưới quy định (2a (mm)): kích thước mắt lưới quy định (2a (mm)): 40
- Lưới rê (cá linh): kích thước mắt lưới quy định (2a (mm)):15
- Vó, rớ: kích thước mắt lưới quy định (2a (mm)):20
- Chài các loại: kích thước mắt lưới quy định (2a (mm)):15
Như vậy theo Danh mục trên thì nghề cào đáy bằng khung sắt có kết hợp tàu, máy kéo, bơm thổi gồm cào lươn, cào ốc (nhuyễn thể) nằm trong danh mục ngành nghề, ngư cụ cấm khai thác thủy sản. Cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 42/2019/NĐ - CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
II. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản:(TheoNghị định 42/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
* Xử phạt về hành vi sử dụng ngư cụ bị cấm trong khai thác đánh bắt thủy sản? Căn cứ Điều 27 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản:
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vứt bỏ trái phép ngư cụ xuống vùng nước tự nhiên.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không đánh dấu ngư cụ hoặc đánh dấu ngư cụ không đúng quy định.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng ngư cụ làm cản trở hoặc gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân đang khai thác thủy sản hợp pháp hoặc thả neo tại nơi có ngư cụ của tổ chức, cá nhân đang khai thác thủy sản hợp pháp, trừ trường hợp bất khả kháng.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng ngư cụ cấm để khai thác thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.
Như vậy, theo quy định trên thì hành vi sử dụng ngư cụ cấm để khai thác thủy sản (mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự) thì sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng (đây là mức phạt áp dụng đối với cá nhân vi phạm, trường hợp tổ chức vi phạm mức phạt sẽ gấp đôi). Đồng thời tịch thu ngư cụ, tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 03 tháng đến 06 tháng.
* Vi phạm quy định về sử dụng điện để khai thác thủy sản: Căn cứ Điều 28 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về sử dụng điện để khai thác thủy sản như sau:
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản, đối với trường hợp không sử dụng tàu cá;
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán công cụ kích điện để khai thác thủy sản.
3. Phạt tiền đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện hoặc sử dụng trực tiếp dòng điện từ máy phát điện trên tàu cá để khai thác thủy sản như sau:
a) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên.
4. Phạt tiền từ 40.000.00đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng dòng điện (điện lưới) để khai thác thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu công cụ kích điện, máy phát điện và ngư cụ đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1,2, 3 và 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
Như vậy, hành vi sử dụng điện để khai thác thủy sản là vi phạm pháp luật, cho nên từng hành vi cụ thể tùy theo mức độ thì sẽ được quy định mức phạt khác nhau và cũng sẽ có áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tương ứng.
* Vi phạm quy định về tàng trữ, sử dụng chất cấm, hóa chất cấm, chất độc để khai thác thủy sản:
Căn cứ Điều 29 Nghị định 42/2019/NĐ-CP như sau:
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ chất cấm, hóa chất cấm, chất độc trên tàu cá.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất cấm, hóa chất cấm, chất độc, hóa chất khác để khai thác thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này đối với trường hợp có Giấy phép khai thác thủy sản;
b) Tịch thu chất cấm, hóa chất, hóa chất cấm, chất độc và thủy sản khai thác đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, người nào tàng trữ, sử dụng chất cấm, hóa chất cấm, chất độc để khai thác thủy sản thì bị xử phạt theo quy định trên. Ngoài ra còn có các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi trái pháp luật.