Tìm kiếm tin tức
 
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Một số điểm mới trong luật thủy sản 2017
Ngày cập nhật 27/04/2020
Ảnh minh họa

Luật thủy sản 2017 được Quốc hội thông qua ngày 21/11/2017, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2019, sẽ tác động sâu rộng đến ngành thủy sản Việt Nam nói chung và nghề cá tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng.

 

Luật Thủy sản 2017 bao gồm 9 chương 105 điều, giảm 1 chương và tăng 43 điều so với Luật Thủy sản 2003. Trong đó có những điểm mới như:

Luật quy định về cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản, bao gồm toàn bộ dữ liệu ngành về nguồn lợi thủy sản, nuôi trồng, tàu cá…

Luật quy định về đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Nhà nước giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng cùng chia sẻ trách nhiệm bảo vệ nguồn lợi, ví dụ: quyền ngăn chặn các hành vi vi phạm và quyền tuần tra, kiểm soát để bảo vệ nguồn lợi.

Luật cũng quy định nuôi thủy sản bằng lồng bè và các đối tượng nuôi thủy sản chủ lực dưới mọi hình thức (thâm canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến….) phải đăng ký với cơ quan nhà nước cấp tỉnh về thủy sản để được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản.

Thời hạn giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản trước đây là không quá 20 năm, nay tăng lên 30 năm, và gia hạn tối đa thêm không quá 20 năm.

Về khai thác, Luật mới quy định về hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản, sản lượng cho phép khai thác. Theo đó UBND cấp tỉnh sẽ cấp phép, cấp hạn ngạch khai thác thủy sản cho các tàu cá vùng ven bờ và vùng lộng thuộc phạm vi quản lý, nhằm kiểm soát cường lực khai thác, quản lý phát triển tàu cá bền vững - Đây là điểm tiến bộ so Luật Thủy sản 2003.

Các cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá chỉ được hoạt động khi được cấp phép chứng nhận đủ điều kiện bởi cơ quan thẩm quyền là UBND tỉnh.

Vai trò của các cảng cá được nhấn mạnh qua một loạt quy định về thực hiện thống kê, xác nhận nguồn gốc thủy sản…Theo khuyến nghị của EC, Luật thủy sản mới quy định trách nhiệm của cảng cá trong từ chối cho bốc dỡ đối với tàu cá vi phạm đánh bắt bất hợp pháp.

Bộ NN-PTNT sẽ xem xét cảng cá nào đủ điều kiện truy xuất nguồn gốc thủy sản, để công bố rộng rãi cho các tổ chức trong và ngoài nước biết.

Các quy định liên quan đến chống đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định, theo khuyến nghị của EC, cũng được nội hóa trong Luật thủy sản 2017.

Về xử lý vi phạm: mức 1 tỷ đồng là mức phạt tối đa cá nhân vi phạm và 2 tỷ với tổ chức vi phạm (cao gấp 10 lần so với Luật thủy sản 2003).

Luật Thủy sản 2017 với nhiều điểm mới cả về khai thác, nuôi trồng, chế biến, bảo vệ nguồn lợi… hy vọng sẽ giúp nghề cá Thừa Thiên Huế tháo gỡ các khó khăn trên, để phát triển bền vững tương xứng tiềm năng của mình.

http://vinhhung.thuathienhue.gov.vn
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 4.707.075
Truy cập hiện tại 922