Tìm kiếm tin tức
 
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Cần phê phán và nâng cao cảnh giác với nạn trộm cắp vặt
Ngày cập nhật 27/04/2020
Hình kẻ trộm cây cảnh trích xuất từ camera

Trong thời gian qua trên địa bàn xã Vinh Hưng, liên tiếp xảy ra các vụ trộm cắp cây cảnh làm đẹp công cộng, điều này gây nhiều bức xúc trong nhân dân.

 

 

Thực tế cho thấy thường những chuyện trộm cắp vặt chúng ta cho là chuyện nhỏ, nên thường thờ ơ, ít lên án… nên tình trạng trộm cắp vặt, phá hoại tài sản công cộng xảy ra ngày càng nhiều. Thậm chí nhiều người quá lo sợ nên trồng cây cũng không dám trồng, nuôi chó mèo không dám nuôi... Chính vì vậy càng làm cho tình trạng trộm cắp vặt, phá hoại tài sản công cộng ngày thêm nghiêm trọng, phổ biến, thậm chí có nhiều đối tượng còn “thuận tay dắt dê”, thấy chủ nhà sơ hở vào trộm luôn cả tài sản có giá trị lớn, và thực tế nạn trộm cắp vặt đã gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc, thiệt hại lớn. Ví dụ như: trộm kính chiếu hậu ô tô, xe máy; cắt cáp viễn thông; trộm sắt thép, xi măng công trình; điện hạ thế.v.v.

Cách đây một năm, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ nói riêng vấn đề trộm chó, mèo; trộm xe máy, trộm gương ô tô; đột nhập vào nhà dân, vào cơ quan công sở để trộm cắp tài sản cũng đã quá nhức nhối cho xã hội.

Hành vi trộm cắp nói chung là rất đáng lên án, nhưng việc trộm cắp vặt, phá hoại tài sản cộng cộng cần phải bị lên án, xử lý nghiêm minh hơn. Bởi vì, đây vừa là tài sản công cộng, vừa có liên quan trực tiếp đến trật tự an toàn xã hội, bộ mặt, cảnh quan môi trường, nhất là ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người dân. Do đó, hành vi trộm cắp vặt, phá hoại tài sản công cộng rất cần sự quan tâm, lên án, nâng cao cảnh giác của toàn thể hệ thống chính trị và bà con nhân dân.

Theo Điều 138, Bộ luật hình sự số 15/1999/QH10 của Quốc Hội; Bộ luật hình sự số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quốc hội​ (văn bản thay thế: Bộ luật hình sự năm 2015; Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định:

"Điều 138. Tội trộm cắp tài sản

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng."

https://vinhhung.thuathienhue.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 4.700.762
Truy cập hiện tại 665