Tìm kiếm tin tức
 
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Ô nhiễm môi trường từ việc đốt rơm rạ
Ngày cập nhật 13/05/2019
Ảnh minh họa

Theo các nhà khoa học, việc đốt rơm rạ trực tiếp trên đồng ruộng gây tác hại lớn hơn gấp nhiều lần so với lợi ích mà nó mang lại. Khi đốt, các chất hữu cơ trong rơm rạ và trong đất sẽ biến thành các chất vô cơ, nên tro của rơm rạ cũng chỉ cung cấp được một lượng dinh dưỡng rất nhỏ. Không những thế, việc đốt rơm rạ sẽ làm một lượng lớn nước trong đất bị bốc hơi, đồng ruộng bị khô kiệt. Nếu đốt nhiều lần sẽ làm cho đất bị biến chất và trở nên chai cứng, khô cằn. Thêm nữa, việc đốt rơm rạ gây nên ô nhiễm bụi mịn, đây là loại ô nhiễm rất đáng lo ngại.

Trước tình trạng này, Bộ Tài nguyên và Môi trường khuyến nghị các địa phương hạn chế việc đốt rơm rạ để tránh tình trạng ô nhiễm, đảm bảo môi trường và sức khỏe cho người dân. 

Đốt rơm rạ đã trở thành thói quen từ lâu của nông dân. Vì không có nhu cầu sử dụng rơm rạ nên người dân đốt để lấy tro bón cho đồng ruộng vào mùa tiếp theo. Đồng thời, việc đốt rơm rạ mang lại cho người nông dân nhiều tiện lợi như không tốn công xử lý rơm, rạ trên đồng ruộng sau khi thu hoạch, tiêu diệt được mầm mống dịch hại…
 
Đốt rơm rạ không chỉ tạo ra những nguy hại vô cùng lớn đối với sức khỏe con người mà nó còn góp phần làm không khí nóng lên. Không những thế, hoạt động này còn làm sản sinh các khí carbon dioxit (CO2), metan (CH4) và Nitơ ôxit (N2O) – những loại khí tạo ra hiệu ứng nhà kính, gây biến đổi khí hậu toàn cầu.
 
Chính việc đốt rơm rạ còn khiến Việt Nam đang phải đối mặt với hiện tượng sương mù quang hóa - một loại ô nhiễm không khí đặc biệt do sự tương tác giữa bức xạ tia cực tím của Mặt trời với khí thải từ động cơ xe máy, khí thải công nghiệp, khói từ cháy rừng, đốt nương rẫy theo mùa vụ.
 
*Giải pháp thay thế:
 
Thay vì đốt rơm rạ, người dân hoàn toàn có thể sử dụng rơm rạ một cách hữu ích. Theo đó, rơm rạ được vùi vào đất. Lợi ích của biện pháp này là đất trồng lúa có thể cô lập hoặc giữ chặt nhiều khí carbon hơn khi rơm rạ được phối trộn và nông dân có thể thu thêm lợi nhuận cho sự gia tăng về Carbon (C) và duy trì đạm (N) trong đất.
 
Rơm rạ cũng có thể là làm thức ăn gia súc hoặc bán cho người dùng phủ đất trồng rau, màu, làm nấm… 
 
Hiện nay, Viện Công nghệ sinh học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã nghiên cứu thành công phương pháp sản xuất phân bón từ rơm rạ tại ruộng bằng công nghệ vi sinh, xử lý rơm rạ thành phân bón hữu cơ, tiết kiệm chi phí và thân thiện với môi trường. Theo tính toán, cứ sử dụng một tấn phân bón hữu cơ từ rơm, rạ, người nông dân đã tiết kiệm được một lượng phân NPK tương đương gần 500.000 đồng. Sử dụng phân bón hữu cơ từ rơm rạ, còn tạo ra vòng tuần hoàn khép kín trong sản xuất lúa của nông dân, vừa giải quyết được tình trạng ô nhiễm môi trường vừa mang lại lợi ích kinh tế, tăng năng suất và cải tạo đất.
 
Được biết, Tập đoàn Biogroup đã tiến hành nghiên cứu thành công việc sử dụng chế phẩm sinh học Fito-Biomix RR để xử lý rơm rạ thành phân bón hữu cơ và chuyển giao công nghệ ở một số địa phương như Hòa Bình, Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Ðịnh, Bạc Liêu... Tuy nhiên, việc áp dụng rộng rãi ở nhiều nơi vẫn gặp khó khăn, do người dân vẫn giữ thói quen cũ.
https://vinhhung.thuathienhue.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 4.751.504
Truy cập hiện tại 404